Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

8 CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

Sau khi nghiên cứu hơn 9.000 nhật ký công việc của những người làm công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao, nhà nghiên cứu Teresa Amabile và cộng sự đã có kết luận rằng, áp lực thời gian thường giết chết tính sáng tạo. Đây là thảm họa đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, “bận” đã thành một từ thời thượng trong cuộc sống ngày nay. Nhìn đâu chúng ta cũng thấy sự tất bật, cuống cuồng. Nhiều nhà quản lý cứ than phiền “Tôi bận quá, không có thời gian”.

Căn bệnh “không có thời gian” bắt nguồn từ việc họ không biết từ chối những buổi họp vô bổ, không biết phân việc, lên kế hoạch cho mình, những sự cố bất ngờ phải giải quyết ngay, cuộc gọi của khách hàng… – những yếu tố có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, nhưng chúng cũng có thể bắt nguồn từ hành vi và thói quen cá nhân. Đó chính là những “kẻ cắp thời gian” giấu mặt mà các nhà quản lý cần nhanh chóng nhận diện và “tiêu diệt”.

Trong cuốn sách Quản lý thời gian của Đại học Kinh doanh Harvard, các tác giả đã chỉ ra 8 phương pháp đánh bại những "kẻ cắp" này và quản lý thời gian hiệu quả hơn.

1. TỪ BỎ THÓI QUEN TRÌ HOÃN

Thói quen trì hoãn đến từ 3 nguyên nhân: nhiệm vụ khó chịu hoặc không hứng thú, nỗi sợ thất bại, không biết bắt đầu từ đâu.

Với nguyên nhân “nhiệm vụ khó chịu”, bạn nên giao lại cho người làm tốt việc đó hơn bạn; nếu không thể giao phó, bạn hãy thừa nhận là bạn đang trì hoãn vì bạn thấy khó chịu, hãy nghĩ đến cảm giác nhẹ nhõm sau khi giải quyết được việc đó và nên lập kế hoạch cho những nhiệm vụ này một cách dứt khoát.

Với nguyên nhân “nỗi sợ thất bại”, cách tốt nhất là trực tiếp đối đầu với nó, dùng hoạt động để xua tan trở ngại tinh thần.

Với nguyên nhân “không biết bắt đầu từ đâu”, bạn nên "nhảy" vào công việc ở một điểm bất kỳ. Sau khi đã vào cuộc, có thể bạn sẽ tìm được cách thực hiện tiếp và điều này giảm được khả năng trì hoãn. Hoặc bạn chia nhỏ công việc và thực hiện từng phần một theo mức độ quan trọng giảm dần.

2. KHÔNG NHẬN NHỮNG VIỆC VƯỢT NGOÀI KHẢ NĂNG

Đừng nhận thêm trách nhiệm mới khi bạn không biết rõ liệu mình có đủ thời gian để hoàn tất việc đó hay không.

Bạn có thể tránh gây quá tải cho lịch làm việc của mình bằng cách ý thức rõ mục tiêu chính, giao phó công việc cho người khác, thực hiện theo quy tắc 80/20 (20% hành động sẽ dẫn đến 80% kết quả quan trọng) và học cách nói “không” với những người cố tìm cách đùn đẩy công việc của họ cho bạn.

3. KHÔNG NHẬN LẤY TRÁCH NHIỆM VÀ VẤN ĐỀ CỦA CẤP DƯỚI

Hãy huấn luyện và chỉ dẫn cho cấp dưới, nhưng không cho phép họ đặt gánh nặng lên lưng bạn, chỉ cho phép họ xin lời khuyên từ bạn khi họ gặp khó khăn thật sự.

4. TRÁNH VIỆC DI CHUYỂN KHÔNG CẦN THIẾT

Nếu buộc phải di chuyển, hãy đem theo những việc mà bạn có thể làm để lấp đầy thời gian rỗi và thời gian của chuyến đi bằng những hoạt động hữu ích càng nhiều càng tốt.

5. KIỂM SOÁT EMAIL

Kiểm soát email của bạn bằng cách giải quyết vào thời gian đã định trong ngày, chỉ dùng địa chỉ email của công ty cho mục đích công việc, xóa những thư không mong đợi mà không cần phải mở chúng và chỉ dẫn người viết thư cho bạn “Hãy gửi thông tin như thế này”, hoặc “Đừng chép cho tôi thông tin đó” hay “Lần sau xin gửi thông tin này cho (tên cấp dưới tương ứng)”…

6. GIẢI QUYẾT VIỆC GIẤY TỜ

Giải quyết việc giấy tờ theo cách ngăn bạn không làm lại cùng việc đó thêm lần nữa.

Nếu một văn bản không đòi hỏi phải trả lời thì hãy đọc nhanh rồi bỏ đi hoặc lưu hồ sơ phù hợp. Nếu cần thiết trả lời mà không tốn nhiều thời gian thì hãy trả lời, rồi bỏ đi hoặc lưu hồ sơ.

Nếu bạn quá bận rộn thì hãy giao cho người khác hoặc đặt giấy tờ đó vào mục chờ giải quyết sau và xếp vào vị trí ưu tiên.

7. LOẠI BỎ NHỮNG CUỘC HỌP KHÔNG HIỆU QUẢ

Hãy cố gắng hết sức để loại bỏ những cuộc họp không cần thiết và tránh những cuộc họp mà bạn góp phần hoặc đạt được từ đó rất ít, đồng thời tránh những cuộc họp thiếu chương trình rõ ràng.

8. KHÔNG SAO NHÃNG Ở NƠI LÀM VIỆC

Việc chuyển sự tập trung từ hoạt động này sang hoạt động khác rồi quay lại việc cũ sẽ rất mất thời gian.

Cách giải quyết: tránh những việc gây sao nhãng (đọc báo, lướt web, email từ bạn bè, trò chuyện phiếm…) và tập trung vào một việc duy nhất cho đến khi kết thúc rồi mới chuyển sang việc khác.

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ THỜI GIAN

Bạn bận bịu luôn tay nhưng vẫn không thể hoàn thành hết việc cần làm trong ngày. Đã đến lúc bạn nên xem lại cách quản lý thời gian nơi công sở.
Làm việc ít, thành công nhiều
Xin gợi ý với bạn vài nguyên tắc “vàng” để làm chủ thời gian làm việc một cách thông minh.
Phân tích kỹ càng
- Bí quyết để quản lý tốt thời gian là hiểu được bạn đang sử dụng và… lãng phí quỹ thời gian hiện tại của mình thế nào? Hãy nhìn vào thời khóa biểu tuần trước và trả lời vài câu hỏi như: Bạn đã tận dụng thì giờ để làm gì và nỗ lực ra sao? Liệu bạn có nhận thấy mình hơi sa đà vào việc vụn vặt nhưng lại lơ là với các nhiệm vụ quan trọng? Hay bạn đã đánh mất thời gian quý báu như kết quả tất yếu của sự sao lãng hoặc gián đoạn?
- Một cách khác để biết cách “chi tiêu” thời gian có hợp lý hay không là cứ mỗi 30 phút một lần trong ngày lại ghi ra sổ lịch trình những gì bạn làm. Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi phát hiện mình đã dành không ít thời gian cho email hay những việc chưa phải là quan trọng nhất.
Chia thứ tự ưu tiên
- Một trong những cách quản lý thời gian đơn giản nhất tại công sở là lập danh sách tất cả các nhiệm vụ và deadline hoàn thành chúng. Hãy cố phân biệt cho bằng được cái nào quan trọng và cái nào không, việc gì là khẩn cấp và việc có thể giải quyết sau, đâu là chuyện cần phải hoàn thành hôm nay… Sau đó, tùy vào tính chất và tầm quan trọng của mỗi nhiệm vụ, bạn sẽ phân chia khung thời gian để thực hiện chúng sao cho hợp lý.
Nhớ là việc lên danh sách những chuyện cần làm chỉ phát huy tác dụng nếu bạn phân bổ giới hạn thời gian phù hợp cho mỗi nhiệm vụ. Và đừng quên ghi chú chúng lên lịch làm việc. Cách làm mang tính kỷ luật này không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc, mà còn cải thiện khả năng ước định thời lượng cũng như tăng tốc khi cần.
- Hãy thực tế khi phân định khung thời gian cho các nhiệm vụ khác nhau. Đừng chia quá ít thời gian cho việc hoàn tất một dự án trọng yếu chỉ bởi bạn muốn làm xong nhiều việc hơn trong hôm nay. Nếu như vậy, bạn sẽ chỉ rước thêm thất bại.
- Đánh dấu chéo vào việc đã hoàn thành trong ngày. Dù là việc rất nhỏ nhưng một khi đã làm tròn theo đúng kế hoạch, nó sẽ khiến bạn vui với cảm giác thành công.
- Một phần then chốt trong chuyện phân chia thứ tự ưu tiên là biết khi nào nên nói “không”. Bạn có quyền từ chối trước lời yêu cầu nào đó từ đồng nghiệp, nếu đang bận dồn sức giải quyết việc của mình.
Tổ chức hợp lý
- Khó mà làm việc thật hiệu quả khi bàn làm việc hay hộp thư của bạn quá lộn xộn. Môi trường làm việc ngăn nắp cũng rất có ích đối với việc quản lý tốt thời gian.
- Dành ra khoảng 30 phút dọn dẹp bàn làm việc và sắp xếp email vào cuối mỗi ngày sao cho bạn có thể bắt đầu ngày mới trong tình trạng “đâu đã vào đấy”; và cũng nên tận dụng khoảng thời gian này để làm rốt ráo việc lưu trữ hồ sơ cho ngày hôm ấy – tránh cảnh hôm sau vào công ty phải lục tung mọi thứ nhằm tìm cho ra một hóa đơn, chứng từ quan trọng nào đó.
- Email là thứ khiến bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian. Hãy định ra một hoặc hai khoảng thời gian trong ngày cho việc xem lướt qua và trả lời các email quan trọng. Ngoài thời gian đó, hãy tránh xa email, nếu không tiến độ làm việc của bạn sẽ liên tục bị gián đoạn vì những tin nhắn từ bạn bè và đồng nghiệp. Và đừng quên “dọn rác” định kỳ để hộp thư của mình “thoáng đãng” và không bị đầy nhé!
- Cho phép bản thân tập trung vào công việc và chỉ công việc mà thôi. Rút line điện thoại nếu cần thiết và đeo tai nghe để không bị đồng nghiệp quấy rầy nếu bạn phải hoàn thành nhiệm vụ cho kịp hạn định.
Nguồn: vietnamlearning

THÓI QUEN GHI CHÉP – KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO MỌI NGƯỜI

Người Nhật có một thói quen mà học được dạy và học từ nhỏ đến nỗi nó thành một kỹ năng mềm không thể thiếu của bất kỳ người Nhật nào. Đó là thói quen ghi chép. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người.

Một bạn thực tập sinh chia sẻ rằng: “ Khi mới sang Nhật, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là người dân Nhật luôn cầm một quyển sổ ghi chép nhỏ trên tay. Ngay cả một đàn chị làm chung công ty cũng có thói quen đó. Có một hôm chị lên xe bus, có trao đổi qua lại vài câu với bác tài xế. Xong xuống chỗ ngồi, chị ghi gì đó vào sổ tay. Hỏi ra mới biết, chị ghi chú lại một cách dùng ngữ pháp tiếng Nhật mà chị dùng sai, qua nói chuyện với bác tài xế, chị mới biết chỗ sai đó, nên phải ghi chú lại.”

Chúng ta cũng nên tập thói quen đó trong công việc của mình ngay từ bây giờ. Khi nghe sếp hướng dẫn công việc, lúc nghỉ trưa nói chuyện với bạn đồng nghiệp, nếu có gì cảm thấy mình chưa hiểu, chưa biết, chúng ta hãy ghi lại.

Đó là một thói quen mà nếu bạn muốn hiểu và nắm bắt công việc, muốn tiến bộ trong học tập và làm việc, bạn phải thực hiện”

Nói đến ghi chép, chúng ta thường chỉ nghĩ đến chuyện học hành ở trường, hay những buổi hội họp chính thức ở công ty. Ít ai có thói quen và suy nghĩ rằng: phải lưu giữ lại những điều chúng ta trải qua trong một ngày, vì đó là những kiến thức sẽ có lúc ta dùng đến sau này.

Nhưng phải ghi chép những gì? Phải ghi như thế nào để có những thông tin hữu ích. Bạn hãy xem những gợi ý cụ thể sau đây:

CHÚNG TA NÊN GHI CHÉP NHỮNG ĐIỀU NHƯ SAU:

1. Tên người, công việc, tính tình (hiền, nghiêm khắc, cởi mở, ít nói,hoà đồng,tốt bụng… )

2. Ngày, tháng, năm, giờ, địa điểm, gặp ai.

3. Những con số (Con số luôn đóng một vai trò quan trọng trong những thông tin về công việc hay việc học. VD: số đo, số lượng, những yêu cầu của công việc được thể hiện bằng những con số,…)

4. Những nội dung từng nói chuyện

5. Những sai sót, lỗi mắc phải trong công việc hay việc học của mình và của bạn bè (Học từ thất bại, sai lầm là một cách học hiệu quả nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại đó. Tuy nhiên phải ghi chép lại chúng ta mới ghi nhớ được và nhớ đúng.)

6. Những điểm khác biệt trong suy nghĩ của mình và mọi người (Ghi lại những điểm khác biệt này giúp chúng ta dễ dàng trong giao tiếp và học hỏi từ người khác những gì mà ta không có hay chưa có.)

7. Khác biệt trong văn hóa giữa 2 nước, 2 dân tộc (Ví dụ: Việt Nam – Nhật Bản. Ghi chép lại những điều này giúp các em ứng xử cho đúng với văn hóa và những qui tắc khi sống và làm việc ở môi trường nước ngoài.)

8. Những cái hay của người khác (Các em hãy ghi chép lại những cái hay của người khác để có thể ứng dụng, để kiếm tiền trong tương lai.)

Bạn có thể sử dụng chức năng ghi chép công việc tại http://ring-ring.net để ghi lại mọi thứ và tìm kiếm nhanh chóng.

Không người nào có thể nhớ hết tất cả những gì đã nhìn, đã nghe, đã làm trong một ngày. Chỉ có thói quen ghi chép mới lưu giữ lại tất cả những điều đó.

Nếu các bạn ý thức và thực hành được như trên, thì những cuốn sổ tay của các bạn sẽ là những tài liệu vô cùng quí giá về công việc mà các bạn đang làm hay đang học. Để sau này , những tài liệu này sẽ đáng giá hơn rất nhiều tấm bằng đại học. Vì đó là những kinh nghiệm đã được trải nghiệm và được lưu trữ lại qua thói quen ghi chép hàng ngày của các bạn.

Vì những ích lợi trên, hãy luyện tập thói quen này ngay hôm nay, các bạn nhé! Chúc các bạn có được một kỹ năng mềm hữu ích. Thói quen ghi chép   kỹ năng cần thiết cho mọi người

(Theo Esuhai)

HỌC KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

Dù thế nào đi nữa thì cho đến cuối cùng, quản lý thời gian vẫn là vấn đề lựa chọn. Nếu lựa chọn tốt mang lại kết quả tốt, lựa chọn tồi sẽ tốn thời gian và sức lực.
Ai cũng có thể học và làm chủ được thời gian. Chỉ cần bạn luyện tập và kiên trì.
Cũng giống như các kỹ năng mềm khác, bạn có thể học cách quản lý thời gian theo cách dễ dàng hoặc theo cách nghiêm khắc.
Cách học nghiêm khác thường bao gồm nhiều năm thử thách và mắc lỗi, rất nhiều lỗi sai phát sinh từ việc tìm ra những việc gì có hiệu quả và những việc gì không có hiệu quả.
Nếu như bạn muốn mình tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, thì bạn nên thử học theo cách dễ dàng: đó là học hỏi từ những người đi trước.
15  mẹo quản lý thời gian một cách tốt nhất:
" Thời gian là vàng" , không ai có thể níu giữ hoặc kéo dài quỹ thời gian của mình. Vì vậy, việc quản lý thời gian hiệu quả là vấn đề đáng lưu tâm của mỗi người. Nó đòi hỏi phải có sự cố gắng và kiên trì để bạn có thể làm chủ được thời gian của mình và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.
Dưới đây là 15 mẹo quản lý thời gian thiết thực nhất giúp bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.
1. Viết ra mọi thứ
Lỗi phổ biến của quản lý thời gian đó là cố gắng sử dụng trí nhớ của bạn để nhớ quá nhiều chi tiết dẫn đến bạn bị quá tải thông tin. Phương pháp sử dụng danh sách việc cần làm để viết ra mọi thứ là một cách rất tuyệt để kiếm soát các dự án và công việc của ban, khiến bản thân bạn sắp xếp có tổ chức hơn.
2. Sắp xếp thứ tự yêu tiên cho danh sách của bạn
Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách việc cần làm của bạn sẽ giúp bạn tập trung và dành nhiều thời gian vào những việc thật sự khó khăn. Đánh giá các công việc của bạn theo thứ tự, sử dụng hệ thống sắp xếp thứ tự theo ABCD được diễn giải trong các khóa học về quản lý thời gian.
3. Lên kế hoạch trong tuần của bạn
Bạn dành một số thời gian vào đầu tuần để lên kế hoạch làm việc cho mình. Dành ra chút ít thời gian để lập kế hoạch sẽ giúp tăng năng suất của bạn và cân đối các dự án dài hạn quan trọng với những công việc cấp bách hơn. Mọi thứ bạn cần là 15 đến 30 phút mỗi tuần để họp về kế hoạch làm việc của bạn.
4. Mang theo một quyển sổ nhỏ
Bạn không bao giờ biết khi nào thì bạn sẽ có những ý tưởng lớn hoặc sự thông thái sáng suốt. Vì vậy, bạn nên mang theo một quyển sổ nhỏ để khi đi tới đâu bạn cũng có thể ghi lại được suy nghĩ của mình. Nếu bạn để thật lâu mới viết ra suy nghĩ của mình, thì bạn có thể sẽ quên mất. Một cách khác đó là bạn sử dụng máy ghi kỹ thuật số.
5. Hãy học cách nói “không “
Do hứa hẹn quá nhiều, nhiều người bị quá tải vì có quá nhiều việc; họ nói “có” trong khi đáng lẽ ra họ phải nói “không”. Vì vậy, bạn hãy học cách nói “không” với những yêu cầu có mức ưu tiên thấp, và bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những việc quan trọng hơn.
6. Suy nghĩ trước khi hành động
Bao nhiêu lần bạn nói “có” với một số việc, và sau đó bạn lại cảm thấy hối tiếc? Vì vậy trước khi hứa hẹn làm một công việc mới, bạn hãy ngừng lại để suy nghĩ một chút trước khi đưa ra câu trả lời của mình. Điều này sẽ tránh cho bạn khỏi bị làm quá nhiều việc.
7. Không ngừng nâng cao bản thân
Bạn nên dành thời gian trong kế hoạch làm việc của bạn để học những điều mới và phát triển khả năng cũng như tài năng bẩm sinh của bạn. Ví dụ, bạn có thể đăng ký một lớp học, tham gia một chương trình đào tạo, hoặc đọc một cuốn sách. Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn sẽ tăng khả năng tìm việc của bạn, giúp bạn nâng cao sự nghiệp, và là một hướng đi đáng tin cậy nhất để trở thành người độc lập về tài chính.
8. Hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ từ bỏ để làm những công việc hàng ngày của bạn
Sẽ là rất tốt nếu bạn thường xuyên đánh giá cách thức bạn sử dụng thời gian. Trong một số trường hợp, điều tốt nhất bạn có thể làm là ngừng làm một hoạt động nào đó không còn có ích cho bạn nữa, để dành thời gian làm những hoạt động khác có ích hơn. Bạn hãy cân nhắc những việc bạn có thể từ bỏ để có thể tiếp tục thực hiện những công việc hiện tại của bạn.
9. Sử dụng hệ thống quản lý thời gian
Sử dụng hệ thống quản lý thời gian có thể sẽ giúp bạn theo dõi mọi việc bạn cần làm, tổ chức và sắp xếp thứ tự công việc của bạn, phát triển những kế hoạch khả thi để hoàn thành nó. Một hệ thống hợp nhất sẽ giống như chất keo dính gắn chặt các phương pháp quản lý thời gian tốt nhất với nhau.
10. Nhận ra các thói quen xấu
Bạn nên lập ra danh sách các thói quen xấu tiêu tốn thời gian của bạn, phá hủy mục tiêu của bạn và hạn chế thành công của bạn. Sau khi lập xong danh sách, bạn hãy tập loại bỏ từng thói quen một và loại bỏ các thói quen một cách có hệ thống ra khỏi cuộc sống của bạn. Bạn hãy nhớ rằng cách tốt nhất để loại bỏ một thói quen xấu là thay thế nó bằng một thói quen tốt.
11. Đừng làm việc của người khác
Bạn có thói quen làm việc hộ người khác bởi vì bạn mang tâm lý của “người hùng” hay không? Nếu bạn làm như thế, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào những dự án và mục tiêu của chính bản thân bạn, học cách giao việc một cách hiệu quả, và dạy người khác làm thế nào để họ làm công việc của họ.
12. Ghi nhật ký về mục tiêu của bạn
Thời gian làm việc nhằm mục đích lập và đánh giá các mục tiêu của bạn. Ban đầu, bạn hãy ghi ra mục tiêu của bạn, sau đó bạn viết quá trình thực hiện của bạn đối với từng mục tiêu. Nhìn lại nhật ký mục tiêu hàng tuần và đảm bảo bạn vẫn đang đi đúng hướng.
Lưu giữ nhật ký trong máy tính của bạn không bao giờ là điều dễ dàng cả!
13. Đừng là người cầu toàn
Một vài công việc yêu cầu bạn phải cố gắng hết sức. Ví dụ, khi gửi một email ngắn tới đồng nghiệp, bạn đừng nên dành thời gian nhiều hơn một vài phút để làm điều đó. Bạn hãy học cách phân biệt giữa những công việc cần phải hoàn thành một cách xuất sắc với những công việc chỉ cần làm được mà thôi.
14. Nhận biết những công việc “lấp chỗ trống”
Khi bạn có danh sách những việc cần làm với rất nhiều việc quan trọng, bạn hãy thận trọng để không bị rối trí bởi những công việc “lấp chỗ trống”. Những công việc đã được sắp xếp trong sổ hoặc trong giấy tờ của bạn có thể đợi tới khi bạn giải quyết những công việc có thứ tự ưu tiên cao nhất.
15. Tránh không rơi vào “những cái bẫy hiệu quả”
Làm việc có hiệu quả không nhất thiết là bạn phải làm việc có năng suất. Bạn nên tránh những công việc mà bạn có thể làm một cách hiệu quả nhưng lại không cần phải làm gì hết. Chỉ bởi vì bạn đang bận và phải hoàn thành công việc không có nghĩa là thực thế bạn đang hoàn thành những việc quan trọng.
Quản lý thời gian luôn là vấn đề muôn thuở của chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, với rất nhiều sự lựa chọn, không chỉ công việc mà còn những lựa chọn khác trong cuộc sống như học tập, vui chơi và mở rộng giao lưu. Ai cũng nói phải nắm chắc kỹ thuật 80-20, ai cũng nói phải quản lý thời gian tốt hơn, nhưng nếu bạn còn căng thẳng, còn không yên tâm về việc sử dụng quỹ thời gian của mình, thì hãy nhìn lại ngay những việc mình đã, đang và sẽ làm.
Bắt đầu để thay đổi ngay từ lúc này không phải là muộn, mà sẽ chỉ giúp bạn không phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ thời gian mà thôi. Hi vọng bạn sẽ có những lời khuyên bổ ích từ bài viết này và chúc bạn thành công!